Bao bì tự phân hủy có lợi hay không?

  • December 24, 2014

Những năm gần đây cả thế giới đang hưởng ứng các phong trào sử dụng bao bì nilon tự phân hủy để bảo vệ môi trường thay cho các loại túi nilon thông thường. Các nhà phân phối hàng tiêu dùng lớn như các siêu thị Metro hay bic C đã bắt đầu thay thế bao bì nilon thành bao bì tự phân hủy. Các doanh nghiệp cũng đã ý thức được vai trò của mình trong việc hưởng ứng sử dụng bao bì tự phân hủy.

>>> Xem thêm : Sản xuất bao bì chống thấm từ mía

 

bao-bi-nilon

Bao bì tự phân hủy

Đón đầu xu thế này các nhà sản xuất bao bì đã đầu tư hàng triệu đô để thay đổi dây truyền sản xuất bao bì nilon sang sản xuất bao bì tự phân hủy. Các công nghệ sản xuất thường có 3 trường phái như sau :

 – Thứ nhất là sử dụng nguyên liệu cellulose để sản xuất bao bì, loại màng này có khả năng phân hủy hữu cơ an toàn cho môi trường. Tuy nhiên để làm ra được loại bao bì này cần chế tạo những loại máy riêng khác với công nghệ thông thường nên sẽ đẩy giá thành lên rất cao. Công nghệ này không mang lại hiệu quả kinh tế nên không được sử dụng.

 – Thứ hai là sản xuất bao bị tự phân hủy bằng công nghệ nhựa phân rã. Để sản xuất bao bì tự hủy cơ học, người ta pha thêm vào nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa) một chất phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W. Tùy vào nồng độ, tính chất các loại màng mà pha thêm D2W, tỷ lệ của chất D2W sẽ ảnh hưởng đến thời gian phân hủy từ 3-6 tháng.

 – Thứ 3 là sử dụng công nghệ sản xuất bao bì sinh học lấy nguyên liệu từ tinh tột của khoai mì hay các thành phần hữu cơ khác. Trong môi trường tự nhiên những laoij bao bì này sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan, thậm chí phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước. Tuy nhiên để sản xuất được loại bao bì sinh học này cũng phải trộn thêm nhiều phụ gia khác nữa, giá thành cao mà độ bền thấp và không dai như túi nhựa nilon.

Bao bì phân hủy hẳn đã tốt?

Theo nghiên cứu thì các loại túi nhựa phân hủy sinh học khi có tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường (đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh vật cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O (nước). Còn loại túi nhựa tự phân rã chúng chỉ vỡ vụn và phân rã thành những mảnh nhỏ về tính chất thì không hề thay đổi. Túi nhựa tự hủy chỉ thay đổi về mặt kích thước của vật liệu sau một thời gian phân rã, chứ bản chất của nguyên liệu dùng sản xuất ra chúng không hề thay đổi.

Thế còn túi nhựa sinh học được sản xuất từ bột bắp thì thế nào? cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học đánh giá thì về lâu dài túi nhựa sinh học làm từ bột bắp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn so với túi nilon thông thường. “Khi loại túi nhựa sản xuất từ bột bắp bị vứt ra bãi rác, trong quá trình phân hủy, chúng giải phóng methane – khí gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh” Theo Hiệp hội Nhựa Tự hủy Anh quốc cho rằng túi nhựa sinh học sản xuất từ bột bắp có chứa tới 50% nguyên liệu nhựa nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ.

Vậy chúng ta sẽ sử dụng giải pháp nào để mang hàng hóa về nhà? Theo lời khuyên của ông Peter Robinson – Giám đốc tổ chức Theo dõi Rác thải ở Luân Đôn thì giải pháp trước mắt đó là hạn chế sử dụng bao bì nilon thay vào đó là sử dụng các túi sách có thể tái sử dụng nhiều lần.