Ngành giấy nhiều doanh nghiệp sống dở chết dở

  • Tháng giêng 13, 2015

Ông Vũ Ngọc Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết: Từ đầu năm tới nay đã có không ít DN ngành giấy, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa có công suất dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm phải đang bên bờ vực phá sản, đã ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào ngày một tăng, khiến các DN đã khó lại càng thêm khó. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về triển lãm chuyên ngành giấy việt nam 2014 diễn ra hôm 17-12.

nganh-giay-vietnam 

Năm 2013, ngành giấy đạt mức tăng trưởng 7%, một con số không quá tệ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn. Tổng sản lượng giấy tiêu dùng cả năm ước đạt mức 3 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2012. Trong đó, sản xuất trong nước đạt 1,7 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ. Số còn lại đến từ nhập khẩu. Tuy nhiên, mức tăng của hàng nhập khẩu lên tới 10%.

Đến năm 2014 thì con số này cũng có tăng hơn, tuy nhiên không nằm trong khả quan của sự tươi mới trong phát triển.

Để tháo gỡ khó khăn hiện tại và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành giấy hội nhập, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương miễn thuế VAT cho các DN sản xuất giấy từ giấy phế liệu, cho doanh nghiệp được hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư máy móc, thiết bị; điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường với các nhà máy sản xuất bột giấy phù hợp…

san-xuat-giay-vietnam

Bên cạnh đó ngành giấy năm qua cũng ghi nhận có nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng khá mạnh mẽ, hàng sản xuất không đủ bán…

Theo ông Bảo cho biết, thực tế này của ngành giấy là quá trình chọn lọc tự nhiên khi kinh tế khó khăn và các doanh nghiệp bộc lộ những vấn đề của mình. Trong số những doanh nghiệp lao đao, có một số doanh nghiệp là do yếu kém về quản lý, công nghệ nên bị đào thải. Có những doanh nghiệp lại sai lầm về bước đi khi đầu tư quá lớn so với khả năng nên sa cơ, sa sút. Có doanh nghiệp gặp hạn vì chọn nhầm sản phẩm hoặc cố tình hạ giá bán, cạnh tranh không lành mạnh…

Ông Bảo cho rằng, sang năm 2015, ngành giấy sẽ phát triển khá hơn và có những cơ hội về thị trường, nhất là mảng bao bì để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có những kế hoạch phát triển mạnh về sản phẩm công nghiệp.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN dự kiến sẽ được thành lập vào năm 2015. Đây là thông tin khiến các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam lo lắng, bởi lẽ với thuế suất 0%, các DN có trụ vững được trước làn sóng giấy nhập khẩu từ các nước trong khu vực.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN dự kiến sẽ được thành lập vào năm 2015. Đây là thông tin khiến các doanh nghiệp (DN) ngành giấy Việt Nam lo lắng, bởi lẽ với thuế suất 0%, các DN có trụ vững được trước làn sóng giấy nhập khẩu từ các nước trong khu vực.

Theo nhận định của ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, thị trường giấy và bột giấy Việt Nam sẽ tiếp tục nóng lên, cạnh tranh gay gắt hơn khi Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand có hiệu lực đầy đủ vào năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được ký vào năm nay, mà Việt Nam là một thành viên.